Chắc hẳn những ai trót yêu mảnh đất cố đô đều đã từng nghe danh Lăng Minh Mạng. Những đền đài uy nghi mang nét đẹp cổ kính, những bức tường rêu phong in dấu thời gian sẽ giúp bạn có những bức hình chỉ đứng một chỗ thôi cũng đẹp đến nao lòng. 

Lăng Minh Mạng: “Lạc trôi” vào không gian của những đền đài uy nghi mang nét đẹp thời gian - 1

Cảnh sắc tuyệt đẹp – Ảnh: Lê Phương Tùng

Được xếp vào hạng mục những di tích lịch sử đẹp nhất của Huế, lăng Minh Mạng chính là tâm huyết của vị vua thứ hai dưới triều Nguyễn cùng sự góp sức của hơn 10.000 thợ xây dựng. Sinh thời, vua Minh Mạng đã chọn ngọn núi Cẩm Khê cao xanh, hùng vĩ làm nơi an trú, biến lăng Minh Mạng trở thành một nơi có địa thế vô cùng thuận lợi và sở hữu tổng thể kiến trúc tuyệt đẹp.

Nhìn từ trên cao, lăng Minh Mạng như mang dáng hình người đang trải mình trên tấm nệm nhung, gối đầu lên núi Kim Phụng, hai nửa hồ Trừng Minh như đôi cánh tay buông dài tận hưởng cuộc sống ung dung tự tại. Lăng Minh Mạng nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 12km, bạn có thể chọn cách di chuyển bằng xe máy, ô tô để đến đây.

Lăng Minh Mạng: “Lạc trôi” vào không gian của những đền đài uy nghi mang nét đẹp thời gian - 2

Tổng thể lăng Minh Mạng nhìn từ trên cao – Ảnh: Trần Đình Đức Hiếu

Lăng Minh Mạng: “Lạc trôi” vào không gian của những đền đài uy nghi mang nét đẹp thời gian - 3

Thảm cỏ xanh mướt mang đến cho lăng Minh Mạng một vẻ đẹp nên thơ – Ảnh: Trân Ơi

Lăng Minh Mạng: “Lạc trôi” vào không gian của những đền đài uy nghi mang nét đẹp thời gian - 4

Cửa Tả Hồng Môn và cửa Hữu Hồng Môn là địa điểm ưa thích của team mê chụp hình – Ảnh: Bùi Quang Thụy

Bạn sẽ có cơ hội du ngoạn trên thuyền, xuôi theo dòng sông Hương thơ mộng và chiêm ngưỡng vẻ đẹp dịu dàng của cố đô Huế trước khi dừng chân tại đây. Với tổng diện tích khoảng 1750m, bạn sẽ phải dành nhiều thời gian để khám phá được hết mọi ngóc ngách của công trình kiến trúc bề thế này. Sẽ có khoảng 40 công trình kiến trúc lớn nhỏ gồm lâu đài, cung điện…

Từ cửa chính Đại Hồng Môn sẽ có 3 lối đi gồm 24 mái vòm có kiến trúc độc đáo, hoa văn tinh tế, chạm khắc cầu kỳ. Nằm sau Đại Hồng Môn là sân Bái Đình với khuôn viên thoáng đãng, rộng rãi, hai bên là những tượng quan viên, voi, ngựa bằng đá. Tại đây còn có bia “Thánh Đức Thần Công” khắc ghi những công lao của vị vua kiệt xuất triều Nguyễn lúc sinh thời. Đừng quên chiêm ngưỡng những khóm hoa dại tràn trề sức sống và những đài sen rực rỡ nha!

Lăng Minh Mạng: “Lạc trôi” vào không gian của những đền đài uy nghi mang nét đẹp thời gian - 5

Sân Bái Đình với những hàng tượng quan viên bằng đá – Ảnh: IG phamchaugiang

Lăng Minh Mạng: “Lạc trôi” vào không gian của những đền đài uy nghi mang nét đẹp thời gian - 6

Minh Lâu, nơi nghỉ ngơi của nhà vua – Ảnh: IG catalin_chitu_22_photography

Lăng Minh Mạng: “Lạc trôi” vào không gian của những đền đài uy nghi mang nét đẹp thời gian - 7

Hồ Trừng Minh đẹp mơ màng và huyền ảo – Ảnh: IG nguyetha

Bước ra khỏi khu vực tẩm điện, men theo cây cầu bắc qua hồ Trừng Minh, bạn sẽ đến với Minh Lâu, là nơi nhà vua nghỉ ngơi, suy ngẫm về nhân tình thế thái và bầu bạn với trăng thanh gió mát sau những giờ bàn việc chính sự.

Tiếp đến, bước qua cây cầu Thông Minh Chính Trực, thu vào tầm mắt bạn sẽ là cảnh sắc thiên nhiên hữu tình với những hàng cây cổ thụ uy nghi, mặt hồ mênh mông và phẳng lặng.

Đặc biệt, điểm nhấn trên các công trình kiến trúc chính là hàng nghìn bài thơ của nhà vua được khắc trên gần 600 ô chữ tách biệt, tạo thành một kho tàng thi ca quý giá.

Lăng Minh Mạng thực sự là một điểm đến du lịch hấp dẫn cho những bạn trẻ yêu xê dịch và có niềm đam mê với văn hóa, lịch sử nước nhà.

Nguồn: https://hoahoctro.tienphong.vn/lang-minh-mang-lac-troi-vao-khong-gian-cua-nhung-den-dai-uy-nghi-mang-net-dep-thoi-gian-post1368721.tpo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *